Tesla Model 3 tự bốc cháy khi đang chạy trên đường
Phát biểu tại hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị đa dụng của rừng ngập mặn cho mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu" diễn ra cuối tháng 11, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam trong công tác bảo tồn rừng ngập mặn.5 bí quyết chăm sóc da đơn giản giúp nhan sắc IU ngày càng tươi trẻ
Ở Canada xa xôi, Xuân Uyên cùng mẹ luôn giữ cho gia đình không khí Tết Nguyên đán thật đậm đà, dù không sống ở quê hương. Mỗi dịp tết đến, Uyên và mẹ lại háo hức gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, tạo ra một không gian tết thu nhỏ đầy sắc màu và hương vị Việt ngay giữa đất nước Canada.Điều đặc biệt là dù sống ở một quốc gia khác, Uyên và các em của mình không gặp khó khăn nào trong việc hòa nhập giữa hai nền văn hóa. Uyên cho biết được mẹ dạy phải giữ gìn những giá trị truyền thống ngay từ khi còn nhỏ. Uyên nhớ như in lần đầu được về Việt Nam đón Tết Nguyên đán vào năm 2020. Đây là dịp đặc biệt khi ông bà, các em và chú út của Uyên đều về Việt Nam đón tết. Gia đình đã đi du lịch nhiều tỉnh để cảm nhận không khí tết ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam.“Những ngày tết ở TP.HCM, gia đình đã cùng nhau xem pháo bông, dạo đường hoa Nguyễn Huệ, tham quan đường mai tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và khu người Hoa ở Q.5. Mọi người đều không quên những kỷ niệm đẹp đẽ khi đón tết tại TP.HCM, nơi mẹ mình sinh ra và truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ”, Uyên kể lại.Khi về lại Canada, Uyên luôn nhớ về đêm giao thừa ở TP.HCM, sáng mùng 1, các thành viên tập trung ở nhà người ông cậu lớn nhất trong gia đình. Uyên kể dù ông cậu đã mất từ lâu, chỉ còn bà mợ và các cô chú nhưng gia đình vẫn giữ truyền thống mừng tuổi, nhận lì xì, ăn uống, trò chuyện vào ngày đầu năm. Những ngày sau đó là đi từng nhà trong dòng họ ăn uống và vui chơi.Mẹ Uyên, chị Trần Lê Hồng Phước (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã sang Canada hơn 15 năm. Trong suốt thời gian đó, dù đã quen với cuộc sống ở xứ sở lá phong, chị vẫn không thể quên được ký ức về những mùa tết xưa ở Việt Nam. Chị kể rằng trong lần đầu tiên đón tết ở Canada đã rất háo hức khi nghĩ rằng sẽ được hòa mình vào không khí đếm ngược đón năm mới ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi ra tới trung tâm, chị Phước không thấy ai tụ tập, chỉ có tuyết rơi và không khí lạnh lẽo. “Mình đã không kìm được nước mắt vì tết ở đây khác xa so với quê nhà, trôi qua thật vắng lặng”, chị Phước kể lại.Những năm sau đó, khi có con đầu lòng, chị Phước bắt đầu tự tổ chức không gian tết nhỏ cho gia đình tại Canada. Dù không tổ chức lớn, nhưng các món ăn tết truyền thống từ bánh chưng đến mứt, lại chính là cách nối kết gia đình với những ký ức đẹp đẽ từng có ở quê nhà. Những năm đầu sống ở vùng quê Canada, chị Phước thường nhờ người thân sống tại Việt Nam gửi đồ trang trí và bánh mứt sang. Giờ đây, khi đã về thành phố lớn, việc chuẩn bị tết đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với việc tích lũy đồ trang trí qua từng năm, gia đình có nhiều lựa chọn hơn để làm cho không gian tết thêm phần ấm cúng, đẹp mắt.Chị Phước tin rằng nếu để các con lớn lên rồi mới bắt đầu dạy, sẽ có những trở ngại nhất định. Chính vì vậy, ngay từ bé, cả gia đình đã cùng nhau gắn kết với văn hóa Việt Nam, từ những món ăn, lễ hội cho đến bài học về truyền thống, để Uyên và các em nhớ về cội nguồn.Uyên cho biết được mẹ dạy rằng dù có đi bốn phương trời vẫn giữ trong mình dòng máu Việt. Vì vậy khi lớn lên, Uyên luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam."Mình cần san sẻ trước để nhận được tình yêu thương từ mọi người", đó là tâm niệm mà mẹ của Uyên luôn cố gắng truyền dạy cho các con. Chị Phước luôn mong muốn các con được đón tết trọn vẹn nhất, dù là ở Việt Nam hay nơi nào khác.Theo chị Phước dù ở đâu, tết luôn là dịp để gia đình lại gần nhau hơn. Những ký ức về tết quê hương luôn là nguồn động lực để chị Phước và Uyên duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam tại xứ người. "Mình được dạy những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình vào mỗi dịp tết không chỉ là sự đoàn viên, mà còn là cách truyền lại tình yêu thương và sự kính trọng đối với cội nguồn cho các thế hệ sau”, Uyên vâng lời mẹ dạy.
‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 33: Bà Giang mất trắng tiền đầu tư?
Dạo một vòng quanh khu vực bán hoa lớn nhất ở thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (Quảng Nam), những dải cúc dài tít tắp được sắp xếp ngăn nắp hệt như một tấm thảm vàng dưới ánh nắng ấm áp những ngày cuối năm. Thế nhưng, đây cũng là dấu hiệu buồn của những người bán hoa. Đã đến những ngày cao điểm nhưng lượng hoa được khách mua rất ít, cả khu vực hoa vô cùng rộng lớn đa phần vẫn còn nguyên. Nhiều người bán tại đây dự báo một mùa kinh doanh hoa tết không mấy khả quan.Thấy khá ít người đến chọn mua, hỏi anh Nguyễn Thành Luân (32 tuổi), đang kinh doanh hoa tại khu vực bán hoa về lượng khách năm nay thì anh nói: "Khách năm nay khá ít, nhập về 300 chậu cúc mà mới bán được 50, còn 250 chậu chưa động tĩnh gì đây. Năm trước nhập về đến 400 chậu mà cùng thời điểm này đã bán được 1 nửa rồi".Anh Luân cho biết người bán hoa chỉ hy vọng vào 3 ngày cao điểm nhất là 25, 26 và 27 tháng chạp. Còn thường 28 tháng chạp người dân sẽ đi mua hoa theo tâm lý mua hàng ế, hàng rẻ. Nhưng 2 ngày 25, 26 này cũng chỉ lác đác người đi mua. Chủ nhân của 300 chậu hoa cúc các loại tại đây dự tính: "Chắc không khả quan gì. Chắc năm nay không thể nào bán hết được từng này hoa. Lượng khách thế này thì thua rồi".Anh Luân cho biết mỗi mùa hoa dịp tết như này anh sẽ lời được tầm 10-20 triệu đồng. "Có năm thì được, có năm thua lỗ trầm trọng. Cách đây 2 năm là lỗ, cả khu vực này không ai bán được gì luôn. Năm nay tình hình này cũng không mấy khả quan", anh Luân nói.Khu vực hoa của anh Luân dù chỉ lác đác vài người đến mua, nhưng đã được cho là bán chạy nhất ở khu vực này. Một chủ nhân bán hoa khác ở đây đi ngang qua khu vực hoa của anh Luân nói: "Nhường bớt khách lại cho tụi em đi, ngồi ngáp ngắn ngáp dài không à". Theo anh Luân thì thực chất năm này kinh tế nhìn chung khó khăn hơn năm ngoái nên đây cũng là lý do khiến lượng khách mua hoa cũng ít. Cũng dự đoán được tình hình này nên lượng hoa anh nhập về không nhiều bằng năm trước.Trước đây làm tại TP.HCM, nhưng từ sau khi cưới vợ anh Luân quyết định về quê để sinh sống và lập nghiệp. "Về quê làm dễ thở hơn, chi phí cũng đỡ hơn nhiều. Về quê vẫn làm xây dựng như ở TP.HCM, tết đến thì nhập hoa về bán kiếm thêm", anh Luân kể.Tất cả tiểu thương ở đây đa phần đều kinh doanh hoa vào dịp tết để kiếm thêm thu nhập, mong có đồng vào đồng ra để đón tết ấm hơn. Nhưng với lượng khách chỉ lác đác như năm nay, ai cũng bán hoa trong trạng thái lo lắng.Một người kinh doanh hoa tại khu vực này nói: "Bán hoa chủ yếu đam mê thôi, chứ lời lỗ chi. Như kiểu bỏ ra đống tiền rồi ngồi trên đống lửa vậy đó. Không biết bán có được không, lo lắng đủ thứ".Đến mua hoa nhưng sau khi tham khảo một vòng thấy giá hoa cúc pha lê, đại đóa khá cao so với kinh phí dự kiến nên Nguyễn Thị Kim Thoa (29 tuổi), làm nhân viên cho một công ty về thiết kế tại TP.Thủ Đức, TP.HCM về quê tại H.Thăng Bình (Quảng Nam) để đón tết, quyết định chỉ mua 2 chậu cúc mâm xôi cho bớt chi phí.Thoa nói: "Mấy năm mình hay mua các chậu cúc lớn để chưng ở nhà. Năm nay dù giá hoa cúc không quá cao, có loại cũng rẻ hơn so với năm ngoái nhưng kinh tế khó khăn nên mình không dám chi nhiều. Hơn nữa tình hình bây giờ biến động nhiều, ngành thiết kế của mình cũng đang dần được thay thế bằng công nghệ nên không biết sẽ thất nghiệp lúc nào. Chính vì thế, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó, để lỡ thất nghiệp còn có ít vốn tính toán công việc khác".Thoa cũng cho rằng tình hình chung chắc năm nay mọi người cũng gia giảm chi tiêu sắm tết. Riêng gia đình Thoa chỉ sắm những thứ cần thiết, không quá cầu kỳ vào khâu trang trí nhà cửa đón tết.
Các giải đấu có sức lan tỏa mạnh mẽ. Từ sự lan tỏa này, các giải khác như giải bóng đá công nhân 7 người, các CLB xã phường, rất nhiều giải bóng đá 7 người được tổ chức thường xuyên.
Sau hàng loạt người nổi tiếng bị deepfake tạo hình ảnh khiêu dâm, dự thảo luật mới được công bố
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.